Đại dịch Covid-19 đã giới thiệu đến những người mua hàng truyền thống tại Việt Nam sự tiện dụng của mua hàng trực tuyến. Và có nhiều khả năng rằng người tiêu dùng sẽ không quay lại với các hình thức mua hàng truyền thống nữa.
Chị Hạnh là một người dân 50 tuổi sinh sống tại quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, một người đã quá quen với việc trực tiếp đi đến các hàng chợ để chọn mua các loại thịt, cá và nhiều thứ khác suốt hàng chục năm trời, thì nay lại không thể tin được rằng thói quen đó đã bị thay đổi chỉ sau 1 tháng.
Bởi chỉ sau 1 tháng, chị đã giao hết việc mua hàng cho hai đứa con trai của mình, những người thường xuyên mua hàng qua các ứng dụng và trang web trực tuyến: “Từ khi các con muốn tôi hạn chế đi ra ngoài, tôi đã phải tập làm quen với việc đặt mua hàng trực tuyến qua điện thoại di động, còn chúng sẽ lo việc thanh toán và nhận hàng”.
Người dùng đang dần chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến.
Nguyễn Ngọc Dũng, phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết: “Việc bùng phát dịch đã mang đến cho ngành thương mại điện tử một lượng lớn khách hàng, những người mà vốn dĩ trước đó không hề có hứng thú với việc mua hàng trực tuyến cũng như thanh toán qua điện tử”.
“Dịch bệnh bùng phát khiến người dân buộc phải thực hiện các hình thức mua hàng trực tuyến, dù bình thường trước đó họ chỉ đi ra các cửa hàng gần nhất để mua hàng trực tiếp. Và khi người dân đã thử mua hàng trực tuyến, họ lại cảm thấy “vui mừng” vì họ không cần phải đeo khẩu trang hay phải giữ giãn cách 2 mét”, ông Dũng cho biết.
Trong suốt tháng 4 vừa qua, khi lệnh cách ly xã hội vẫn còn hiệu lực, thì sữa, mì ăn liền, sữa đậu nành, soda và xúc xích heo là 5 loại sản phẩm được tìm kiếm hàng đầu tại GrabMart, một siêu thị trực tuyến.
Grabmart - Dịch vụ đi siêu thị hộ của Grab
GrabMart được ra mắt vào ngày 23 tháng 3 năm 2020 nhằm khai thác xu hướng mua sắm hàng hóa trực tuyến. Trong tuần thứ hai sau khi được ra mắt, công ty tiết lộ rằng các đơn đặt hàng đã tăng 91% so với tuần trước, với doanh số đạt mức cao nhất vào ngày 31 tháng 3.
Cùng lúc đó, Shopee Việt Nam cũng tin rằng người tiêu đang dần chuyển mình sang hướng mua hàng trực tuyến cho các nhu cầu thiết yếu thường ngày, và đây sẽ là một trong bốn xu hướng thương mại điện tử lớn trong năm 2020.
Trên nền tảng Shopee vốn đã được phổ biến, tổng thời gian khách hàng Việt Nam dành cho việc mua sắm trong một tuần đã tăng hơn 25% sau đại dịch, khi mọi người tìm cách thỏa mãn nhu cầu cuộc sống hàng ngày, công việc, nhà ở và giải trí. Các sản phẩm phổ biến nhất bao gồm tẩy trang, điện thoại thông minh, sữa, tã, nồi và chảo.
Trần Tuấn Anh, giám đốc điều hành của Shoppe Việt Nam cho biết: “2020 đã thay đổi lối sống, cách làm việc và việc mua hàng trực tuyến.”
Công ty nghiên cứu thị trường Malaysia iPrice đã cho biết rằng dữ liệu được tổng hợp trong ba tháng đầu năm nay tại thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cho thấy các mặt hàng chủ lực, bao gồm cả các cửa hàng tạp hóa đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều.
Chỉ riêng trong tháng 3, số lượt truy cập trực tuyến vào chuỗi cửa hàng Thế giới di động, Bách Hóa Xanh đã tăng 49% so với quý IV năm ngoái.
Trương Văn Quý, Giám đốc điều hành của học viện tiếp thị EQVN, cho biết: “Trong thời kỳ giãn cách xã hội, người tiêu dùng đã chọn xem việc mua hàng trực tuyến như là một thói quen mới, điều mà trước đó các doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để định hướng người tiêu dùng. Những thói quen này có thể sẽ được duy trì ngay cả sau đại dịch.”
Lộ trình mới, cơ hội mới
Với hình thức mua hàng vật lý, trực tiếp như trước đây, các hộ gia đình thường sẽ chi tiền cho các việc trong gia đình cũng như giải trí vào thời gian cuối tuần. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng quen với hình thức mua hàng trực tuyến, thói quen này sẽ thay đổi.
Shopee đã nói rằng trong vài tháng gần đây, các hoạt động mua sắm trực tuyến trên nền tảng này đạt đỉnh điểm vào thứ tư và thứ sáu. Điều này cho thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam có thói quen hoàn tất việc mua sắm vào các ngày trong tuần. Công ty cũng đã nhận thấy rằng việc mua sắm trực tuyến chiếm cao nhất vào 12 giờ trưa và 9 giờ tối, cũng có nghĩa là người dùng thường tận dụng khoảng thời gian nghỉ trưa hoặc thời gian trước khi đi ngủ của mình để mua sắm.
Người dùng mua hàng trên Shopee nhiều nhất vào thứ tư và thứ sáu
Grab, một dịch vụ cung cấp xe để chở, cho biết rằng người dùng có xu hướng đặt hàng trên GrabMart nhiều hơn vào thời gian giữa tuần và cuối tuần. Cụ thể, hệ thống Grab thường xuyên ghi nhận mức tăng đột biến của đơn hàng là vào lúc 3 giờ chiều thứ ba, và lúc 10 giờ sáng và 15 giờ tối thứ bảy.
"Những khung thời gian này cho thấy được người tiêu dùng đang dự trữ thực phẩm hoặc chuẩn bị các bữa ăn cuối tuần cho gia đình và dự trữ thực phẩm cho tuần tiếp theo", công ty cho biết.
Shopee cũng xác nhận khách hàng của họ đã và đang sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong những tháng gần đây.
Theo dữ liệu từ Công ty Dịch vụ và Công nghệ MOCA Việt Nam, số người dùng lần đầu sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của Grab trong tháng 3 này đã tăng 22,5% so với các tháng trước. Trong mùa đại dịch, phần trăm của các giao dịch không dùng tiền mặt trên toàn bộ nền tảng Grab tính được là 43%, còn với GrabMart là 70%.”
Nguyễn Ngọc Dũng, phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã cho biết rằng trong thời gian xảy ra đại dịch, các doanh nghiệp không tham gia vào ngành thương mại điện tử trước đó đã bị tụt lại, trong khi đó, những doanh nghiệp vốn đã chuẩn bị các dịch vụ thương mại điện tử nhưng chưa có dịp đưa ra lại chiếm ưu thế và có nhiều cơ hội hơn.
Nguyễn Minh Đức, CEO của công ty tư vấn kinh doanh IM Group, dựa trên trích dẫn từ Google, thấy được rằng số lượt tìm kiếm mua hàng trực tuyến tại Việt Nam đã tăng 40% vào tháng trước.
“Đây là một cơ hội nhưng cũng đồng thời là một thử thách”, ông Đức cho biết.
Theo góc nhìn của bà Vũ Thị Nhật Linh, phó tổng giám đốc trang thương mại điện tử Tiki, mặc dù các doanh nghiệp có thể sử dụng lợi thế của các kênh trực tuyến để có được nhiều khách hàng hơn, nhưng việc thiếu cơ sở hạ tầng và việc nắm được cách hoạt động hiệu quả vẫn là những thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi Tiki cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn ngại mở rộng kênh phân phối trên các trang web thương mại điện tử, dựa trên ba "nỗi sợ" - nỗi sợ không bán được, sợ không thể quản lý và sợ mất tiền.
Ông Dũng cho rằng 70% các hoạt động của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam đều diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, 30% còn lại được chia ra cho các địa điểm khác. Ông Dũng cũng cho biết VECOM đang cùng làm việc với Tiki và IM Group để thực hiện một dự án nhằm hỗ trợ 500.000 doanh nghiệp phát triển kỹ thuật số và phát triển thương mại điện tử bền vững.
“Chúng ta sẽ cố gắng cân bằng tỷ lệ thương mại điện tử sao cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50%, và số phần trăm còn lại sẽ được chia đều ra cho các tỉnh và thị trấn còn lại vào năm 2025”, ông Dũng nói thêm.
Theo công ty tư vấn GlobalData của U.K, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 349,5 nghìn tỷ đồng (17,3 tỷ USD) vào năm 2023 từ mức 218,3 nghìn tỷ đồng (9,4 tỷ USD) vào năm ngoái.
Nguồn: E.VNEXPRESS