Tình hình đang thay đổi một cách nhanh chóng. Số lượng người an toàn để mọi người có thể tập trung tại một địa điểm đang giảm dần từ hàng ngàn, xuống hàng trăm, xuống mười người. Các nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim và phòng gym tại các thành phố chính lớn đang dần đóng cửa. Trong khi đó, rất nhiều nhân viên văn phòng cũng đang đối mặt với những thách thức mới khi phải làm việc toàn thời gian từ xa.
Về cơ bản, mọi người đang dần chấp nhận thực tế hiện tại của thế giới đầy sự kết nối này, và việc tạm thời chia tách những sự kết nối đó khó khăn thế nào. Có thể nói chúng ta đang sống trong một khoảng thời gian không ổn định mà trước giờ chưa từng có.
Một trong những tín hiệu phản hồi mà chúng tôi nhận được từ cách mọi người tiếp cận với thời gian cách ly tại nhà đó là những thay đổi rõ rệt trong hành vi mua sắm của họ qua từng đêm. Từ mua sắm trực tiếp đến mua sắm trực tuyến, người dân đang thay đổi nhu cầu sản phẩm, thời gian và cách thức mua hàng của họ.
Khi nhiều thành phố bắt đầu đóng cửa, các ngành hàng kinh doanh không thiết yếu cũng buộc phải ngưng hoạt động. Ngoài ra, đa số người dân cũng đang tránh tụ tập nơi công cộng. Tất cả đều hạn chế việc mua sắm nhưng các mặt hàng cơ bản, thiết yếu đang dần trở đang dần trở nên cần thiết và quan trọng hơn thường ngày. Các nhãn hàng đang thích nghi dần với điều đó và thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
Bài viết này nhằm cung cấp thông tin để bạn có thể đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho nhãn hàng của mình trong khoảng thời gian không chắc chắn này. Chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin thực tế cũng như những con số xung quanh sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng: Người dân đang mua những sản phẩm nào, ngành công nghiệp nào đang gặp khó khăn. Từ đó bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Hiểu về mua hàng hoảng loạn và Coronavirus
Ngay khi tin tức về COVID - 19 lan rộng và khi WHO chính thức tuyên bố rằng đây là một đại dịch, phản ứng của người dân là bắt đầu dự trữ thật nhiều hàng hóa. Họ mua những sản phẩm y tế như nước rửa tay và mặt nạ và các nhu yếu phẩm gia dụng như giấy vệ sinh và bánh mì. Không lâu sau đó, cả cửa hàng trực tiếp lẫn cửa hàng trực tuyến đều gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu người dùng, và giá cả từ nguồn cung cấp cho các sản phẩm đó trở nên mất kiểm soát.
Mỗi người phản ứng lại với khủng hoảng này theo nhiều cách khác nhau. Khi đối mặt với một tình huống không chắc chắn và đầy rủi ro mà chúng ta không thể kiểm soát được, chúng ta lại có xu hướng thử tất cả mọi thứ có thể để khiến bản thân có cảm giác như chúng ta đã kiểm soát được tình hình.
Paul Marsden, một nhà tâm lý học tiêu dùng tại đại học nghệ thuật London đã phát biểu với đài CNBC rằng: “Hoảng loạn mua sắm có thể hiểu như việc chơi đùa với ba nhu cầu tâm lý cơ bản”. Những nhu cầu mà ông đề cập bao gồm: Cảm giác tự chủ (hay nhu cầu cảm thấy kiểm soát được hành động của mình), cảm giác liên quan (Nhu cầu cảm thấy mình đang làm những điều có ích cho gia đình của mình), và cảm giác năng lực (nhu cầu cảm thấy mình là một người mua sắm thông minh với những lựa chọn chính xác).
Những yếu tố tâm lý trên cũng là lý do tương tự cho việc “liệu pháp bán lẻ” trở thành câu trả lời cho nhiều loại khủng hoảng cá nhân, tuy nhiên, trong thời gian xảy ra đại dịch đã có thêm nhiều yếu tố tác động khác.
Một trong số đó là sự lây lan toàn cầu của Covid - 19 đã bị kèm theo những thông tin không chính xác và trái ngược nhau. Và khi mọi người nhận được nhiều lời khuyên từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, thì theo bản năng, họ sẽ có xu hướng chuẩn bị “quá mức”.
Yếu tố thứ hai là tâm lý đám đông. Khi thấy những người xung quanh mua hết các sản phẩm trên các kệ đồ và nhận thấy được sự khan hiếm của các đồ dùng cần thiết cho việc dự trữ tại nhà, thì cũng không ai muốn mình bị bỏ lại phía sau mà không có sản phẩm dự trữ nào trong tay.
Đặt hàng trực tuyến trong mùa COVID có an toàn không?
Khi mức độ lây nhiễm của Covid - 19 trở nên rõ ràng hơn, một số người tiêu dùng đã đặt ra câu hỏi rằng liệu có an toàn khi nhận hàng được đặt mua trực tuyến hay không. Bởi các chuyên gia đã tìm ra rằng Virus có thể sống trên các bề mặt sản phẩm từ 3 tiếng đến 3 ngày, tùy thuộc vào vật liệu. (Lưu ý rằng những con số này có thể thay đổi khi các chuyên gia thực hiện những nghiên cứu mới).
Điều đó nói lên rằng sẽ rất khó để Covid - 19 có thể sống sót trên sản phẩm của bạn từ thời gian đóng gói đến khi bạn nhận được gói hàng (đặt biệt là khi hệ thống vận chuyển đang có xu hướng bị chậm đi). Và các điều kiện vận chuyển cũng tạo ra một môi trường khó phát triển cho Covid - 19, nên khả năng bạn bị lây nhiễm thông qua sản phẩm là không cao.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết: “Rủi ro bị lây nhiễm thông qua gói hàng đã được vận chuyển qua nhiều ngày hay nhiều tuần với một mức nhiệt độ cao là rất thấp”. Nhận định này của Trung tâm kiểm soát chỉ đang đề cập đến những gói hàng được vận chuyển trong nhiều ngày và không tiếp xúc với bất kì nguồn ô nhiễm nào sau khi đóng gói.
WHO cũng đã giải quyết mối lo ngại này bằng cách thông báo rằng việc nhận hàng từ các địa điểm bị nhiễm Covid - 19 là an toàn. Trên trang web của họ nói rằng “Hiện tại khả năng những bệnh nhân lây nhiễm cho người khác qua hàng hóa là rất thấp, và rủi ro bị nhiễm virus Covid - 19 từ gói hàng đã được vận chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau, nhiều điều kiện cũng như các mức nhiệt độ khác nhau là cực kì thấp”.
Cách mua hàng của mỗi thế hệ trong thời gian Covid - 19
Cách phản ứng với Covid - 19 là khác nhau đối với từng thế hệ người dùng, những người của những nhóm tuổi khác nhau sẽ phản ứng khác nhau đối với khủng hoảng này.
Một điều quan trọng cần phải cảnh báo đó là sự thay đổi nhanh chóng của tình hình hiện tại, các khảo sát hành vi người tiêu dùng có thể thay đổi nhanh chóng theo tình hình và dữ liệu từ các khảo sát đó sẽ không thể dùng được nữa. Điều đó cũng áp dụng cho các dữ liệu được chia sẻ trong bài viết này.
1. Thế hệ Z và thế hệ Y
Trong khi hầu hết mọi người đều đang quan tâm về sự phát triển của đại dịch, thì các thế hệ trẻ nhất lại đặc biệt thay đổi hành vi mua sắm của họ.
Một nghiên cứu về người tiêu dùng tại Hoa Kỳ và Anh quốc đã cho thấy rằng 96% thế hệ Z và thế hệ Y quan tâm đến đại dịch và ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế. Chính sự quan tâm này đã dẫn đến những thay đổi mãnh liệt trong hành vi mua sắm của họ, bao gồm cắt giảm chi tiêu, dự trữ các mặt hàng và chi tiêu ít hơn cho việc trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.
2. Thế hệ X và thế hệ trước đó
Mặc dù vẫn quan tâm đến Virus Corona và ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế, nhưng những thế hệ lớn tuổi hơn lại ít để dịch bệnh này ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của họ hơn so với các thệ hệ trẻ. Ví dụ, chỉ có 24% thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh và 34% thế hệ X nói rằng họ đang để những sự kiện hiện tại ảnh hưởng đến các sản phẩm họ mua, trong khi con số này ở thế hệ Y là 50%.
COVID-19: Sự đa dạng trong hành vi mua sắm của đàn ông và phụ nữ
Trong khi các dữ liệu cho thấy rằng hành vi mua sắm đang thay đổi dựa theo sự khác biệt của từng thế hệ, thì chúng ta cũng có thể thấy thêm được rằng sự thay đổi đa dạng này cũng dựa trên giới tính.
Dữ liệu từ khảo sát cho thấy phụ nữ có khả năng quan ngại về ảnh hưởng của Covid - 19 nhiều hơn, nhưng nó cũng thể hiện rằng đàn ông lại có khả năng để dịch bệnh tác động đến hành vi tiêu dùng của họ nhiều hơn.
Một phần ba nam giới, và ở nữ giới là 25%, đã báo cáo lại việc đại dịch đang ảnh hưởng nhiều thế nào đến chi phí họ bỏ ra cho các sản phẩm. Thêm vào đó, 36% đàn ông, so với 28% nữ giới đã lên tiếng về những ảnh hưởng của đại dịch lên chi phí họ dành ra cho việc trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm (du lịch, nhà hàng, giải trí…).
Khảo sát cũng tìm ra được rằng cánh đàn ông đang có xu hướng mua sắm trực tuyến và tránh mua hàng trực tiếp hơn so với phụ nữ.
Sự thay đổi doanh số của các trang thương mại điện tử
Khi người dân đã chấp nhận việc giãn cách xã hội là một cách để làm chậm sự lây lan của đại dịch, thì việc tỉ lệ mua sắm trực tiếp bị giảm là điều hiển nhiên. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ có sự gia tăng trong mua sắm trực tuyến khi mọi người bắt đầu chuyển sang thương mại điện tử để mua sản phẩm.
Liệu dự đoán đó có chính xác? Trên thực tế, doanh số thương mại điện tử không cao hơn so với tổng thể, mặc dù một số ngành công nghiệp đang nhìn thấy sự gia tăng đáng kể. Điều này đặc biệt đúng với các nhà bán hàng trực tuyến về sản phẩm gia dụng cũng như các cửa hàng tạp hóa.
JD.com, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc, đã chứng kiến doanh số bán hàng của các mặt hàng phổ biến chủ lực tăng gấp bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái. Một khảo sát của Engine cũng đã tìm ra rằng người dân đang chi tiêu trên trực tuyến nhiều hơn từ 10-30%.
1. Thương mại điện tử bách hóa
Thương mại điện tử bách hóa đã tăng vọt trong tuần thứ hai của tháng 3, sau khi nhiều người mua hàng chuyển sang trực tuyến để tìm sản phẩm cần thiết. Sau đây là một biểu đồ được làm dựa trên dữ liệu của Rakuten Intelligence, biểu đồ này cho thấy sự tăng trưởng đột biến của ngành thương mại điện tử bách hóa. Phần còn lại của ngành thương mại điện tử nói chung có vẻ như sẽ tăng trưởng một ít, nhưng không quá cao trào.
Biểu đồ tăng trưởng ngành thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử bách hóa nói riêng
2. Các phần mục khác của ngành thương mại điện tử
Bên cạnh mục bách hóa, thương mại điện tử cũng bao gồm rất nhiều sản phẩm của các mục khác. Common Thread Collective đã cung cấp những cập nhật giá trị với dữ liệu về Covid và hành vi tiêu dùng thương mại điện tử (tham khảo qua biểu đồ bên dưới). Mặc dù hiệu suất của thương mại điện tử nhìn chung không tăng hay giảm, nhưng chia nhỏ dữ liệu theo chiều dọc có thể giúp chúng ta biết chi tiết hơn như thế.
Biểu đồ doanh số từ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
3. Dịch vụ đăng ký
Dù doanh số thương mại điện tử nhìn chung không tăng nhiều như người ta vẫn mong đợi, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Một trong số đó là dịch vụ đăng ký và dịch vụ tiện ích, những doanh thu lẫn tỷ lệ chuyển đổi của các dịch vụ này đã tăng đáng kể.
Công ty xây dựng thương hiệu WITHIN đã theo dõi những ảnh hưởng của Covid - 19 lên thương mại điện tử thông qua các con số của các lĩnh vực cụ thể, bằng cách theo dõi và so sánh dữ liệu từ các doanh nghiệp qua nhiều năm. Bản vẽ sau đây đến từ sự quan sát của họ:
Bảng hiệu suất doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi của dịch dịch vụ đăng ký và dịch vụ tiện ích
Sự chuyển mình của doanh mục sản phẩm trong COVID-19
Khi mọi người đang thực hiện các lựa chọn mua sắm dựa trên một tình huống mới và chưa từng có trên toàn thế giới, thì các danh mục sản phẩm được mua cũng đang thay đổi.
Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen đã xác định được 6 ngưỡng hành vi tiêu dùng trong đại dịch Covid - 19 và kết quả của chúng trên thị trường:
Các ngưỡng đó là:
- Chủ động mua sắm vì sức khỏe (mua các mặt hàng ngăn ngừa bệnh tật cũng như sản phẩm tốt cho sức khỏe)
- Phản ứng mang tính chăm sóc sức khỏe (mua các mặt hàng bảo vệ như khẩu trang và nước rửa tay)
- Chuẩn bị cho nhà bếp (dự trữ hàng hóa và các đồ gia dụng cần thiết)
- Chuẩn bị cho cách ly (trải nghiệm tại cửa hàng trong thời gian rất ngắn, ít ra cửa hàng trực tiếp)
- Cách sống hạn chế (Ít đi mua sắm bên ngoài, hạn chế mua hàng trực tuyến)
- Đổi mới thói quen ngày thường ( Thay đổi vĩnh viễn chuỗi cung ứng cho các thói quen thường ngày)
Khi đi qua các bậc này, sản phẩm mà mọi người thường mua và các danh mục sản phẩm đang phát triển tiếp tục thay đổi. Sau đây là một số danh mục sản phẩm bị tác động nhiều nhất.
1. Sản phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe
Bất kỳ ai đã đối mặt với những gian hàng trống không sản phẩm hoặc nhìn thấy giá cả của chúng trên các trang trực tuyến sẽ đều biết rằng những sản phẩm sức khỏe đang được mua rất nhiều với tốc độ cực nhanh, vượt xa tốc độ sản xuất và tốc độ nhập hàng về kho.
Theo như dữ liệu từ công ty Nielsen, các sản phẩm như khẩu trang y tế đang có doanh số cao hơn 300% so với bình thường.
Doanh số các sản phẩm sức khỏe
2. Các sản phẩm bảo quản
Một danh mục khác mà người tiêu dùng đang ưa chuộng là các sản phẩm dễ bảo quản. Danh mục này phù hợp với những người đang có kế hoạch cho một kỳ cách ly dài hạn. Theo như công ty Nielsen, các sản phẩm như sữa bảo quản, các loại sữa thay thế (đặc biệt là sữa yến mạch) đang tăng trưởng 300% nếu chỉ xét trên đơn vị tiền tệ đô la. Một số sản phẩm tăng trưởng nhanh khác có thể thấy được là đậu khô, bánh hoa quả có thể bảo quản lâu.
3. Danh mục F&B (Food & Beverage)
Ngoài các loại sản phẩm phù hợp cho một cuộc cách ly dài hạn, thì nhìn chung, các doanh số sản phẩm khác của các bách hóa cũng tăng. Tuy nhiên, có một số thay đổi về hành vi xung quanh cách mọi người mua hàng hóa.
Một ví dụ, trong nỗ lực né tránh đám đông tại các siêu thị lớn, nhiều người đã chọn hình thức đặt mua hàng trực tuyến và đến cửa hàng để lấy, hoặc vận chuyển về nhà. Lượt tải về của các ứng dụng như Instacart và Shipt đã cho phép mọi người mua hàng ẩn danh. Trong một số trường hợp, các hóa đơn giao hàng sản phẩm bách hóa của họ đã tăng 124% (đối với Shipt) và 218% (đối với Instacart). Mọi người đang chọn lựa mua các sản phẩm từ các cửa hàng trực tuyến nhiều hơn so với trước đó.
Shipbob, một đối tác vận chuyển và của các cửa hàng thương mại điện tử đã thu thập dữ liệu từ hơn 3000 nhà bán hàng của họ. Biểu đồ dưới đây thể hiện một số biến động, mức tăng hàng tháng của doanh số bán thực phẩm và đồ uống trực tuyến là 18,8%.
Biểu đồ khối lượng đơn hàng ngành F&B
4. Phát sóng kỹ thuật số
Không ngạc nhiên khi mọi người bị giới hạn trong nhà và không còn theo đuổi các loại hình giải trí từ bên ngoài, dẫn đến một sự tăng trưởng cho các dịch vụ phát sóng trên kĩ thuật số.
Các dịch vụ giải trí như Netflix, Amazon, Hulu, và Disney+ đã nhận thấy một sự tăng trưởng đáng kể về lượng người đăng ký trong quý đầu năm 2020. Các loại loại hình giải trí không truyền thống các studio đang bắt đầu ra mắt các dịch vụ phát sóng, dựa theo nhu cầu, đôi khi họ ra mắt dịch vụ này còn sớm hơn ra mắt dự án.
5. Hàng hóa đắt tiền
Mặc dù các dịch vụ và sản phẩm phía trên đang bắt đầu giảm giá nhiều hơn dựa trên tình hình hiện tại, thì các ngành hàng khác không làm như vậy. Một số ví dụ rõ ràng là ngành giải trí, du lịch, một lĩnh vực dự kiến sẽ có thiệt hại đáng kể là ngành hàng đắt tiền, cao cấp.
Các dự án của Vogue Business có nguy cơ thua lỗ đến 10 tỉ đô cho ngành hàng này trong 2020 bởi Covid - 19. Điều này một phần là do hàng hóa đắt tiền phụ thuộc rất nhiều vào sức mua của thị trường châu Á, nơi mà đại dịch đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng kể từ tháng 1.
Lượng mua từ thị trường Châu Á với các nhãn hiệu cao cấp nhất
6. Thời trang và may mặc
Như đã đề cập ở trên, các nhà bán hàng đa kênh đang nhìn thấy những khoản lỗ lớn, một phần là bởi vì họ đang đóng cửa các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp mình cùng một lúc. Việc mọi người không còn hứng thú với việc đi mua sắm và thử quần áo trực tiếp cũng là điều dễ hiểu. Các cửa hàng bách hóa như Macy’s và JCPenney, hay các chuỗi cửa hàng lớn như Abercrombie & Fitch, Nike, DTC đều đang đóng cửa các cửa hàng thực tế của họ và đang lỗ. Một số cửa hàng như Patagonia đang tạm dừng thậm chí cả cửa hàng trực tuyến để bảo vệ các công nhân trong chuỗi cung ứng của họ.
Ngay cả doanh thu của các cửa hàng trực tuyến cũng đang suy giảm, bởi người dân đang dành nhiều ngân sách của mình hơn cho các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Biểu đồ dưới đây cũng là từ dữ liệu của công ty Shipbob với 3000 nhà nhà bán hàng của họ. Biểu đồ cho thấy sự suy giảm tổng thể 20% trong doanh thu hàng tháng.
Lượng đơn hàng ngành may mặc
Kết luận
Tất cả chúng ta đang phải sống trong sự kiện Covid - 19 này cùng nhau.
Các khách hàng của bạn đang cố gắng hết sức để thích ứng với một thời đại mới mẻ, lạ lẫm, không có nhiều chỗ đứng, từ đó thay đổi hành vi của họ. Là một chủ doanh nghiệp, bạn cũng đang phải đối mặt với sự không chắc chắn, không ổn định tương tự, trong khi đồng thời cố gắng hỗ trợ nhu cầu của khách hàng và của chính bản thân mình.
Tùy thuộc vào ngành hàng và khách hàng của mình, phản ứng của bạn với tình hình không ngừng phát triển này sẽ thay đổi. Bạn biết rõ khách hàng của mình hơn ai hết. Chúng mình hi vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về những cách mà hành vi của người tiêu dùng thay đổi, để từ đó bạn có thể phục vụ họ tốt nhất có thể.
Nguồn: Bigcommerce