Blog > Cách tối ưu hóa trang sản phẩm của bạn để có thêm doanh thu: 11 mẹo được chuyên gia khuyên dùng
Cách tối ưu hóa trang sản phẩm của bạn để có thêm doanh thu: 11 mẹo được chuyên gia khuyên dùng
Bạn có thể học được từ những trang sản phẩm nặng, được thiết kế và tạo bởi các chuyên gia.

Bạn mở cửa hàng để kiểm tra doanh thu của mình và bạn nhận thấy bạn còn nhiều thứ cần phải làm. Bạn biết rằng các trang sản phẩm của mình phải thuyết phục nhiều người thêm sản phẩm vào giỏ hàng của họ hơn, nhưng họ không làm như vậy và bạn không biết tại sao, cũng không biết cách khắc phục. Tuy nhiên, đã có những chuyên gia cho việc này. Nhờ vào chương trình đối tác của mình, Shopify đã có thể liên lạc được với các chuyên gia đó. Một trang sản phẩm có tính chuyển đổi cao đáng giá bằng vàng, nên Shopify đã hỏi một nhóm chuyên gia cách nâng cấp trang sản phẩm của mình. Sau đây là những gì bạn có thể học được từ những trang sản phẩm nặng, được thiết kế và tạo bởi các chuyên gia.

Những điều cơ bản: điều gì tạo nên một trang sản phẩm tuyệt vời?

Trên lý thuyết, những trang sản phẩm rất đơn giản. Bạn muốn mang đến cho những khách hàng lý tưởng một lượng thông tin để giúp họ mua sản phẩm mà họ muốn, và thuyết phục họ rằng việc mua sản phẩm này sẽ có lợi cho họ. Theo như Rosara Joseph, nhà chiến lược nội dung của VentureWeb đưa ra:

“Mục tiêu tối quan trọng cho trang sản phẩm của bạn là xây dựng niềm tin cho khách hàng bằng cách cung cấp tất cả những thông tin cần thiết cho quyết định mua hàng và làm cho quá trình này trở nên trực quan và đơn giản nhất có thể.”

Nếu bạn đang nghĩ rằng việc này nói dễ hơn làm, vậy bạn định bắt đầu như thế nào? Có 4 điều thường đi chung với nhau để tạo ra một trang sản phẩm tuyệt vời:

  • Sản phẩm
  • Thương hiệu
  • Nội dung viết
  • Thiết kế trang web và trải nghiệm người dùng

Sản phẩm của bạn rõ ràng phải ở các mục trung tâm, vì đây chính là cơ hội để chúng tỏa sáng, những gì bạn đang bán có thể cho biết cách thức mà những sản phẩm này được đưa ra cho các khách hàng và những câu hỏi mà khách hàng của bạn có trước khi họ có thể mua chúng.

Thương hiệu của bạn quan trọng ở mọi nơi, từ các trang mạng xã hội đến những email sau khi bán hàng, nhưng nó đặc biệt quan trọng trên website của bạn. Với cái cách mà các sản phẩm được khám phá ngày nay, một số người có thể sẽ chẳng bao giờ xem trang chủ của bạn trước khi mua hàng, nên việc xây dựng thương hiệu trên trang web rất quan trọng.

Nội dung chữ của bạn cũng rất quan trọng, bởi nó là sự kết hợp giữa các thông tin dạng viết mà khách hàng cần với giọng điệu đặc trưng của thương hiệu của bạn.

Thiết kế trang web và trải nghiệm khách hàng tại trang web của bạn sẽ được biết thông qua tất cả 3 điều trên, nhưng sẽ có những thứ khác liên quan đến việc này, đặc biệt là quan điểm riêng của mỗi người dùng. Cách mọi thứ được sắp xếp trên trang và nó bao gồm những gì sẽ có ảnh hưởng to lớn đến tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của bạn.

Với tất cả những điều đó, sau đây là 11 điều cụ thể mà nhóm chuyên gia đối tác của Shopify đề xuất để bạn nâng cấp trang sản phẩm của mình.

1. Bạn có lời kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng không?

Bạn có duy nhất một mục đích trên trang sản phẩm: khiến khách hàng nhất nút “Mua” (hoặc nút “Thêm vào giỏ hàng” hay bất cứ thứ gì mà bạn điền vào nút kêu gọi hành động (call-to-action) của mình). Đó là lý do Maria Bonello, giám đốc chiến lược của SMAKK Studios đề xuất bạn nên bắt đầu từ việc này nếu đang gặp khó khăn trên trang sản phẩm hoặc khi xây dựng trang.

“Hãy bắt đầu với những điều cơ bản trước: Nút “Thêm vào giỏ hàng” là thành phần quan trọng nhất trên trang và nên được tách biệt hẳn với các nội dung xung quanh. Khu vực xung quanh nút này không được lộn xộn để không gây ra sự xao lãng hay trở ngại nào cho người dùng. Nút “Thêm vào giỏ hàng cũng nên được hiển thị ngay lập tức khi bạn vừa vào trang web. Nếu mục mô tả sản phẩm của bạn đẩy nút này xuống phần dưới trình duyệt, thì bạn nên bắt đầu thiết kế lại trang web.”

Bạn chưa hình dung được nó trông thế nào ngoài đợi thực? Sau đây là một ví dụ mà SMAKK Studios đã thiết kế cho sản phẩm đeo cổ tay của họ.

6350af2d18c17d05cfb1f89979c80b88_2021_02_08_08_46_33_6020fa69b4d30.jpg

Nguồn ảnh: Wristology / SMAKK Studios.

Bạn có thể thấy là nút CTA đang nằm ở vị trí đẹp mắt ngay tại trung tâm, nằm phần trên thông tin, và không có gì trong mục này làm bạn mất tập trung khỏi việc mua hàng.

Để thêm rõ ràng, Courtney Hartmann Tisa từ Internet Marketing Inc. đã đưa ra một số góp ý nhỏ về phần chữ viết.

“Đừng cố gắng trở nên quá thông minh với CTA. Chỉ cần ghi trực tiếp “Thêm vào giỏ hàng” hay “Nhập đơn hàng” là đủ. Bạn sẽ muốn chắc chắn rằng mình không làm rối những người chỉ đơn giản là muốn mua hàng.

2. Ảnh sản phẩm của bạn có đẹp mắt không?

Có rất nhiều đặc quyền cho thương mại điện tử.

Bạn có thể bán hàng đa quốc gia, bạn không cần chịu chi phí mặt bằng cao. Nhưng bạn cũng sẽ phải đối mặt với một số trở ngại, một trong số đó chính là khách hàng thường không thể thấy, chạm, hay thử sản phẩm của bạn một cách trực tiếp trước khi mua.

Đó là lý do ảnh của sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trên trang sản phẩm của bạn, và là lý do mà hầu hết các chuyên gia đều đề cập đến nó như một yếu tố chính trong việc xây dựng một trang web tốt.

“Với kinh nghiệm là một nhà thiết kế web, tôi đã học được rằng khi nói đến thương mại điện tử, mọi người thật sự đánh giá mọi thứ qua vẻ bề ngoài, nên hãy đầu tư vào hình ảnh của sản phẩm”, Mark Perini, người sáng lập ICEE Social cho biết.

Và nếu bạn vẫn còn e ngại trong việc đầu tư vào hình ảnh, thì bạn nên biết ảnh hưởng của những bức ảnh sản phẩm đẹp còn lan rộng ra ngoài trang sản phẩm của bạn.
“Sản phẩm của bạn sẽ được hiển thị ra ngoài rất nhiều trang web khác nhau (trang xã hội, tìm kiếm trên Google, Bing, Quảng cáo), nên hãy chắc chắn rằng sản phẩm của bạn đang thật sự tỏa sáng”, Mark Perini nói thêm.

3. Bạn đang có hình ảnh sản phẩm đúng hay không?

Có rất nhiều cách để bạn có thể tạo ra những bức ảnh sản phẩm tuyệt vời và những hướng dẫn rõ ràng có thể áp dụng cho nhiều người.

Có người đã nói rằng: “Sản phẩm của bạn là độc nhất, thì hình ảnh sản phảm cũng cần phải như vậy”. Marino Bonello ủa SMAKK Studios đã chia sẻ một ít về quá trình suy nghĩ khi họ đảm bảo rằng những điểm quan trọng về sản phẩm của mình đang được nhấn mạnh qua hình ảnh, cụ thể là đối với các loại thảo dược Trung Quốc.

“Dao Labs là một thương hiệu tạo ra các phương thuốc Trung Quốc truyền thống (TCM - Traditional Chinese Medicines) cho đối tượng người dùng phương Tây. Họ đã tìm đến chúng tôi với ý tưởng của họ, chúng tôi được giao cho việc tạo ra một thương hiệu đơn giản và hiện đại, có thể khiến cho loại y học thường bị hiểu lầm này trở nên dễ tiếp cận, uy tín, và thiết yếu đối với phong cách sống cân bằng. Khi đến trang sản phẩm, chúng tôi đã biết ngay rằng nhóm đối tượng của mình sẽ không quen với TCM, nên chúng tôi muốn kể một câu chuyện lớn hơn xoay quanh sản phẩm để mang nó vào cuộc sống thực tế. Trên mỗi trang chúng tôi đều nói về lợi nhuận, cách sử dụng, và lịch sử đằng sau tất cả sản phẩm một cách dễ tiếp cận”

An example of product imagery that is focused on showcasing how the product works.
Nguồn ảnh: Dao / SMAKK Studios.

Chúng tôi cũng nói thêm một ít về cách mà nhãn hàng này có thể làm cho chính thương hiệu của họ: 
“Đây là cơ hội để bạn thiết kế những trải nghiệm có thể đưa sản phẩm của bạn ra ánh sáng một cách tốt nhất. Hãy đưa ra nhiều góc độ, cho phép người dùng phóng to, sử dụng những tính năng đặc biệt, hình ảnh tốt sẽ xây dựng độ mong đợi và độ tin cậy cao”

4. Bạn có liên kết hình ảnh của mình đến những biến thể khác?

Đặt tên cho các biến thể sản phẩm của bạn (màu sắc, mùi hương) có thể là một cách tốt để thêm một ít cá tính vào sản phẩm của bạn. Nhưng nếu bạn đi quá đà, các khách hàng tiềm năng của bạn sẽ có thể không biết được thực tế chúng trông như thế nào.

Đó là lý do vì sao việc liên kết hình ảnh đến các biến thể sản phẩm của bạn là rất quan trọng, và nó cũng có thể giúp tăng sự chuyển đổi trên trang sản phẩm của bạn.

Alan Schaffer, Giám đốc tại Bismuth Studios nói: “Việc không liên kết hình ảnh đến các biến thể là một lỗi thường thấy nhất ở mọi người. Thông thường mọi người sẽ đặt cho các màu sắc sản phẩm của họ những cái tên rất vui nhộn, gây khó khăn cho người dùng trong việc chọn lựa màu sắc đúng nhu cầu”.
Cá tính rất tốt, nhưng chỉ khi đi kèm với sự rõ ràng.

5. Bạn có lượng thông tin chi tiết phù hợp với giá cả không?

Nếu bạn đang bán một sản phẩm giá thấp, có thể bạn sẽ không cần một lượng thông tin chi tiết nhiều như khi bán sản phẩm đắt tiền. Nhưng nếu bạn đang ở một phân khúc cao cấp hơn, bạn sẽ cần phải tính toán cả điều đó khi viết nội dung trên trang sản phẩm.

Anh Alan khuyên: “Nếu bạn có một sản phẩm đơn giản với giá thành cao, bạn cần chắc chắn là câu chữ của bạn có thể hỗ trợ mức giá đó. Hãy chắc chắc rằng mô tả của bạn chính xác với các loại vật liệu, nguồn gốc hay niềm đam mê cảm hứng nằm sau sản phẩm đó”.

“Các doanh nhân thường nghĩ rằng khách hàng cũng biết và hiểu sản phẩm như bản thân họ, nhưng điều đó không đúng trong thực tế. Bạn nên làm tất cả mọi thứ có thể để kết nối được với chất lượng và giá trị đằng sau sản phẩm, và không nên cho rằng người tiêu dùng đã hiểu sản phẩm của bạn hoặc hiểu được tại sao bạn đang bán sản phẩm này”.

Ngay cả khi bạn là một thương hiệu cao cấp, bạn cũng sẽ không bao giờ nên làm như vậy. Sản phẩm sẽ rất đáng để đánh giá nếu bạn cung cấp đủ thông tin trên trang sản phẩm và trả lời hết các câu hỏi của khách hàng. Việc này là vô cùng quan trọng nếu bạn đang nhắm đến giá cả sản phẩm cao.

6. Bạn có lượng thông tin chi tiết phù hợp với khách hàng không?

Sản phẩm và giá cả của chúng là 2 thứ có thể dẫn dắt nội dung bạn đang có trên trang sản phẩm của mình, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất vẫn sẽ luôn là khách hàng của bạn. Bạn cần phải cung cấp đủ nội dung cho mỗi khách hàng, dù họ là những chuyên gia về những gì bạn đang bán hay họ là những người mới tìm hiểu về sản phẩm của bạn.

Rosara Joseph từ VentureWeb đã nói: “Trang sản phẩm của bạn cần chưa các thông tin phục vụ khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng của bạn. Một số người dùng sẽ là những chuyên gia về loại sản phẩm bạn đang bán, một số khách sẽ có ít kiến thức hơn. Hãy chắc rằng thông tin bạn chia sẻ là hữu dụng và dễ hiểu cho càng nhiều người càng tốt mà không cần phải trực tiếp nói chuyện với người dùng của bạn. Lấy ví dụ, khi chúng tôi làm việc với một thương hiệu phiêu lưu khám phá ngoài trời, thử thách mà chúng tôi đã có là đảm bảo các trang sản phẩm của khách hàng cân bằng về các nội dung mang tính công nghệ (các con số, trạng thái, thước đo, cân nặng, chất liệu…) và các nội dung hướng đến những người không rành công nghệ. Hãy luôn giữ trong đầu việc truyền đạt cho khách hàng lợi ích của các tính năng sản phẩm”.

Nếu bạn đang băn khoăn làm thế nào để ứng dụng những điều này, thì đừng lo lắng bởi chuyên gia Rosara đã đưa ra một số tips cụ thể để giúp cân bằng trang sản phẩm của bạn:

  • Một video sản phẩm tốt có thể cô đọng lại nhiều chi tiết phức tạp cũng như câu chuyện sản phẩm trong một clip ngắn.
  • Sử dụng các tính năng UX như kéo thả các tab, các lớp chồng hoặc cửa sổ hiển thị… để chắc chắn rằng những ai muốn đọc thêm chi tiết có thể dễ dàng tìm thấy thông tin mà không bị quá tải nội dung vì một trang quá nhiều thông tin.
  • Sử dụng cấu trúc rõ ràng trong cách viết chữ. Cẩn thận sử dụng các Headling và Subheading sẽ làm cho người dùng kéo lướt qua nội dung của bạn và tìm thấy những gì họ cần một cách dễ dàng hơn.
  • Dự đoán các câu hỏi mà người dùng mục tiêu của bạn sẽ có và tạo ra hướng dẫn sử dụng sản phẩm trả lời trực tiếp những câu hỏi đó.

7. Bạn có một trang sản phẩm có thương hiệu tốt không?

Thương hiệu của bạn không phải chỉ là đồ họa trên mạng xã hội hay logo của bạn. Nó là tất cả mọi thứ về bạn, bạn phục vụ ai, và tại sao bạn đang làm những thứ hiện tại (mặc dù đúng là đồ họa cũng rất quan trọng). Thương hiệu của bạn có thể là một phần đóng góp và cũng có thể là một phần phá hủy trang sản phẩm của bạn.

Mark Perini, nhà sáng lập ICEE Social cho biết: 

“Sự khác biệt giữa một trang sản phẩm thông thường và trang sản phẩm cao cấp là khả năng đưa “DNA thương hiệu” vào trang. Là một người truy cập, ngay khi vừa vào trang sản phẩm, bạn sẽ muốn biết thương hiệu của bạn là về cái gì trong vòng 2 giây”.

Vậy bạn có thể làm điều đó như thế nào? Perini đã đề xuất: “Nếu bạn đang bắt đầu tạo một trang sản phẩm, ghi nhớ rằng một số khách truy cập sẽ có thể ghé thăm trang chủ của bạn, (nếu họ được giới thiệu từ trang mạng xã hội của bạn, một landing page hoặc một bài viết), nên hãy làm thương hiệu của bạn được tỏa sáng nhất có thể. 

Công ty Pinpaper Press, một khách hàng, đã thấy được là hầu hết những lời giới thiệu của họ đều dẫn thẳng đến trang sản phẩm nên họ đã tối ưu câu chữ và thiết kế của trang sản phẩm để tô sáng thương hiệu ngay khi người dùng vào trang.

A product page that does a great job of bringing the brand into it.

8. Nội dung của bạn có đáp ứng nguyện vọng khách hàng?

(Hầu hết các khách hàng không mua sản phẩm của bạn vì họ thích bạn. Họ muốn sản phẩm của bạn có thể làm gì đó cho họ, giải quyết vấn đề, giúp đỡ họ làm điều gì đó. Trang sản phẩm của bạn nên làm cho khách hàng nhìn thấy những điều đó ở sản phẩm một cách dễ dàng.

“Hãy khiến nội dung của bạn cung cấp được câu trả lời cho nguyện vọng của người dùng”, được khuyên bởi Rosara Joseph từ VentureWeb. “Hãy suy nghĩ xem sản phẩm của bạn có thể giúp cho cuộc sống người dùng vui vẻ, thích thú, hiệu quả hơn.”

Điều này được lặp lại bởi rất nhiều chuyên gia, nguyện vọng rất quan trọng với khách hàng và trang sản phẩm của bạn. Maria từ SMAKK Studios đã đóng góp:

“Tất cả là về lối sống. Thương hiệu và sản phẩm của bạn phù hợp thế nào đối với một lối sống cụ thể và bạn làm nó liên quan đến khách hàng thế nào? Việc bán sản phẩm là về câu chuyện mà bạn kể xung quanh họ, mang họ và thương hiệu vào cuộc sống bằng cách dẫn dắt người dùng qua các chi tiết quan trọng”

9. Nội dung của bạn có nghe như “người thật” không?

Khi bạn cố gắng mang tất cả các tính năng lên trang, nó có thể biến thành những gạch đầu dòng nhàm chán và những đoạn văn không có cảm hứng. Ban đầu điều này cũng không phải vấn đề to tát, nhưng trước khi công khai trang của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã quay lại và xây dựng một chút giọng nói của thương hiệu vào trang web.

“Phần mô tả không cần phải quá khô khan, hãy đầu tư thời gian và năng lượng để truyền tải nội dung đến người dùng”, bà Maria khuyên.

“Nghĩ đến những người mà bạn muốn viết nội dung đến và cách mà bạn mang thương hiệu vào thực tế. Nhưng đừng cố gắng bao gồm những thứ không liên quan đến thương hiệu của bạn, nó sẽ làm mất đi sự độc quyền của thương hiệu và cũng sẽ không liên quan đến đối tượng khán giả của bạn. Nó cũng rất quan trọng để ghi nhớ rằng hầu hết người dùng sẽ không đọc quá nhiều nên đừng viết quá nhiều chữ. Bạn chỉ có khoảng 2 giây để gây ấn tượng nên hãy kéo dài sự ấn tượng đó bằng cách sở hữu đưa chất giọng thương hiệu vào.”

Nếu bạn muốn xem ví dụ thực tế cho việc này, thì bà Maria đã đưa ra một ví dụ: Công ty Wristology.
“Mỗi khi chúng tôi nói đến những bài viết tuyệt vời trên trang sản phẩm, chúng tôi luôn nói đến Wristology, một thương hiệu về thời trang đồng hồ.

Mặc dù việc kinh doanh của họ đã bùng nổ trên Amazon, nhưng họ vẫn muốn mang tinh thần và phong cách của những chiếc đồng hồ của mình lên trang web. Chúng tôi đã làm việc với họ để thiết kế lại thương hiệu cũng như trang web với suy nghĩ thời trang hướng về người dùng của họ. Trong khi làm điều này, chúng tôi đã nghĩ rất nhiều về việc Wristology là thương hiệu như thế nào, đối tượng của họ là ai, họ quan tâm điều gì và vai trò của Wristology đối với cuộc sống người tiêu dùng.”

An example of great copywriting on a product page, from Wristology.

“Khán giả này đã được xem xét ở mọi khía cạnh, đặc biệt là mặt nội dung sản phẩm. Chúng tôi đã cố gắng nói chuyện với họ bằng giọng điệu của một người bạn thân, hoặc một người chị gái vui vẻ”

10. Bạn có được chứng minh bởi cộng đồng không?

Sau cùng, một trang sản phẩm vẫn là một Landing page, nên bạn có thể mượn một số áp dụng thực tiễn từ các lời khuyên của trang landing page truyền thống. Nhưng nó sẽ không là một landing page nếu không có chứng minh thực tế trong xã hội, điều này cũng áp dụng cho trang sản phẩm của bạn.

“Thêm những bằng chứng xã hội sẽ tăng sự uy tín và chắc chắc sẽ thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Những lời đánh giá, hình ảnh từ Instagram và những lời chứng thực từ những khác hàng đầu tiên chính là những cách tuyệt vời để xây dựng lòng tin khách hàng, thúc đẩy hành vi tiêu dùng. Đặc biệt là với các thương hiệu mới, việc cho khách hàng lý do để tin tưởng sẽ tạo thêm lòng tin cho trải nghiệm mua sắm”, bà Maria chia sẻ.

An example of highlighting social proof in the form of customer reviews.

11. Bạn có hiểu rõ về khách hàng của mình không?

Để thực hiện tốt những điều trên, từ việc chi tiết nội dung như thế nào, đến những tính năng sản phẩm cần được làm cho nổi bật trong hình ảnh của bạn, bạn cần phải hiểu rõ khách hàng của mình là ai và họ mong muốn gì từ bạn.

“Mọi thứ đều bắt nguồn từ khán giả của bạn và việc kể một câu chuyện mà họ quan tâm. Hãy làm những gì cần thiết để hiểu được khách hàng của mình và biết họ là ai, điều gì thúc đẩy và quan trọng đối với họ.”

Maria chia sẻ một ví dụ về cách mà họ đã dùng thông tin khách hàng để thật sự đào sâu vào đó để tạo ra một trang sản phẩm tuyệt vời: Phoebe James. SMAKK Studios đã làm việc với nhãn hàng để xác định khách hàng lý tưởng và khiến cửa hàng thích hợp với người đó.

“Chúng tôi đã tạo ra một nhân vật đa diện, được đặt tên là Phoebe James để phản ánh lại các nguyên tắc cơ bản của thương hiệu. Chúng tôi đã làm việc để tạo ra thế giới của Phoebe, suy nghĩ về mọi thứ qua cái nhìn của nhân vật này cũng giá trị của cô ta. Từ đó, bạn có thể bắt đầu xây dựng câu chuyện của mình và tạo ra vị trí của mình trong thị trường. Hãy chắc chắn rằng câu chuyện này được thêu dệt qua trang sản phẩm của bạn.”

An example of content that clearly shows off the brand and its product - not just an image on a white background.

Vậy điều gì tạo ra một trang sản phẩm tuyệt vời?

Nó không chỉ đơn giản là chọn một trong các yếu tố ở trên. Trang sản phẩm của bạn sẽ luôn phải cân bằng giữa tất cả các yếu tố này, và nó sẽ tiếp tục phát triển khi thương hiệu của bạn phát triển thêm.

 

Nguồn: Shopify

Bắt đầu trải nghiệm hệ thống

Trải nghiệm miễn phí hệ sinh thái 6 nền tảng thông minh với gói Dùng Thử

Banner